Tin tức: giải mã thủ đoạn bí mật sau những cụ trộm Container

Thời gian qua, cục Cảnh sát Hình sự (C45, bộ Công an) liên tiếp nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp khu vực phía Bắc về việc mất trộm tài sản trong xe container.

Điều đáng nói, việc làm phi pháp đó lại được chính các tài xế container thực hiện với các thủ đoạn rất tinh vi, chuyên nghiệp. Để tìm lời giải bí ẩn về những vụ siêu trộm trị giá hàng tỷ đồng đó, các cán bộ chiến sĩ của phòng 3 – C45 đã phải mất mấy tháng trời lăn lộn theo dõi, thu thập chứng cứ và cất một mẻ lưới lớn.

Những vụ mất trộm bí ẩn

Theo cục Cảnh sát Hình sự, đơn vị này vừa kết thúc chuyên án trộm cắp tài sản trong xe container trên tuyến giao thông các tỉnh phía Bắc. Phải mất rất nhiều thời gian thu thập thông tin, xác minh, cơ quan điều tra đã làm rõ và bắt giữ 9 đối tượng gây án. Nhóm đối tượng này chủ yếu hoạt động trên QL1A, QL5, QL10, QL18 thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Bọn chúng đã liên tiếp gây ra hàng chục vụ trộm với giá trị tài sản lớn, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải khốn đốn.

Trước đó, anh Trần Đình Biên ở Phương Lưu, Ngô Quyền, Hải Phòng đã đến cơ quan công an trình báo sự việc: Trước đây anh nhận một thanh niên là Nguyễn Văn Nhàn, SN 1986, trú tại Minh Tân, Hưng Hà, Thái Bình vào làm lái xe cho công ty của mình. Ngoài ra, do nhu cầu công việc, anh Biên cũng nhận thêm Nguyễn Văn Mạnh vào làm phụ xe cho Nhàn. Những chuyến hàng đầu tiên, Nhàn và Mạnh đều tỏ ra rất chăm chỉ, nghiêm túc hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, sau này khi anh Biên giao cho hai đối tượng trên chở hàng cho Chi nhánh Công ty Vinalines Logistic Hải Phòng đi từ Hải Phòng đến cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn thì một chuyện bất thường đã xảy ra.

Theo quy định, sau 8 tiếng đồng hồ, việc giao nhận hàng sẽ được hoàn tất, thế nhưng tới hơn 12 tiếng sau, hàng vẫn chưa đến được địa điểm giao như quy định. Khi bên mua gọi điện thông báo tình hình thì anh Biên mới biết. Sốt ruột, anh gọi điện cho lái xe để kiểm tra nhưng không thấy Nhàn nghe máy, thậm chí có lúc hắn còn tắt nguồn điện thoại khiến anh Biên càng lo lắng. Hai ngày sau, anh Biên bất ngờ và choáng váng khi phát hiện xe container của công ty bị vứt chỏng trơ tại cây xăng Đức Hậu, thuộc địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong khi đó, cả lái và phụ xe đều đã bỏ trốn, hàng hóa cũng như giấy tờ đã mất toàn bộ. Thậm chí, cả 22 chiếc lốp mới của xe container cũng đã bị các đối tượng thay thế bằng lốp cũ.

Tương tự, trường hợp của công ty TNHH Minh Vũ ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng cũng bị các đối tượng rút ruột hàng hóa trong container. Theo đơn tố cáo, công ty này thuê Nguyễn Thế Thành ở An Bình, Nam Sách, Hải Dương chở 2 thùng container gồm 40 tấn nhôm nhập khẩu đến Lạc Viên, Hải Phòng. Thế nhưng, sau khi lái xe chở hàng đi đã mất tích luôn, không thể liên lạc được. Mấy hôm sau, phía công ty phát hiện xe đầu kéo và hai thùng container bị bỏ lại tại xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Toàn bộ số hàng hóa trị giá hơn 2 tỷ đồng chứa trong xe container đã không cánh mà bay.

 

Ngoài ra, trường hợp của công ty TNHH Giang Anh, ở Hải Phòng cũng tương tự như vậy. Đây là công ty kinh doanh vận tải nên rất cần tuyển lái xe có bằng hạng FC. Khi Phạm Ngọc Hiếu ở Xương Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang đến xin làm hợp đồng và trình bằng lái xe hạng FC liền được chấp thuận ngay. Đến ngày 27/4/2012, công ty Giang Anh điều động Phạm Ngọc Hiếu điều khiển xe ô tô đầu kép chở container hàng chân gà đông lạnh từ cảng Hải Phòng đến Lộc Bình, Lạng Sơn giao cho chủ hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm giao hàng thì điện thoại của Hiếu mất liên lạc hoàn toàn, công ty Giang Anh cử người lên Lạng Sơn tìm kiếm thì phát hiện xe container của mình bị vứt lại tại cây xăng Lộc Bình, niêm phong và niêm chì bị cạy phá, 540 kiện hàng trị giá hơn 1 tỷ đồng biến mất.

Ngoài ra, cục Cảnh sát Hình sự cũng nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp khác thuộc khu vực phía Bắc về việc bị mất trộm hàng trong container, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng khiến công ty rơi vào cảnh khốn đốn. Theo tài liệu các trinh sát thu thập được thì chỉ trong vòng 8 tháng, tại địa bàn một số tỉnh Đông Bắc đã xảy ra hơn 20 vụ mất tài sản trong xe container. Tài sản bị mất chủ yếu là hàng đông lạnh, sắt phế liệu, nhôm thỏi, hạt nhựa, củ sâm… Với quyết tâm làm rõ các vụ mất trộm “bí ẩn” trên, cục Cảnh sát Hình sự đã lập chuyên án đấu tranh triệt phá.

Vạch trần xảo thuật của các tài xế rởm

Với tinh thần trách nhiệm, suốt nhiều tháng, các trinh sát của phòng 3 – C45 đã rong ruổi khắp địa bàn các tỉnh từng xảy ra mất trộm để xác minh. Sau khi nghiên cứu tình hình, thu thập chứng cứ, các lái xe container được các trinh sát đưa vào danh sách nghi vấn đầu tiên. Tuy nhiên, để theo dõi mọi di biến động của các lái xe không hề đơn giản. Một đặc thù của xe container là thường hoạt động vào ban đêm, đường vắng, nếu bám theo không khéo sẽ dễ bị các đối tượng phát hiện, tìm cách đối phó.

Sau nhiều ngày theo dõi, các trinh sát đã phát hiện ra hang ổ của bọn trộm trên thuộc địa phận huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Để bắt quả tang bọn tội phạm, Ban chuyên án quyết định tập trung củng cố hồ sơ, lần theo dấu vết các đối tượng gây án từ thông tin chúng để lại trong hồ sơ. Thật bất ngờ, tất cả các thông tin mà đám lái xe trên để lại trong hồ sơ đều là tên giả, các địa chỉ cũng không có thật, hoặc địa chỉ là thật nhưng người có tên trong hồ sơ lái xe vẫn ở nhà làm ruộng, không hề biết cầm vô lăng. Lần theo manh mối, cơ quan điều tra làm rõ, cầm đầu nhóm đối tượng chuyên trộm hàng trong container chính là hai anh em Phạm Ngọc Thiện, SN 1986 và Phạm Ngọc Hiếu, SN 1987 đều trú ở Đông Thịnh, Xương Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang. Trong các hồ sơ xin việc, cả hai đối tượng trên đều dùng tên giả, duy có một lần, Thiện đã lấy hồ sơ của anh trai mình là Phạm Ngọc Hiếu để nộp đơn xin làm lái xe.

Các đối tượng trong đường dây trên câu kết với nhau khá chặt chẽ. Sau khi các lái xe đưa hàng đi, chúng hẹn nhau tại một địa điểm thuận lợi sau đó dùng cờ lê, mỏ lết, cưa máy, máy hàn… cạy phá thùng container rồi dùng ô tô tải áp sát, bốc hàng hóa lên chở đi tiêu thụ, lấy tiền chia nhau. Hiện tại, cơ quan điều tra đã bắt được 9 đối tượng gây án.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai, thủ thuật mà chúng lấy hàng trong container, không để lại dấu vết là do chúng dùng vải bọc vào đầu seal (một dạng niêm phong) để giật seal ra, lấy hàng xong sẽ đóng seal lại như bình thường. Ngoài ra, chúng còn dùng khoan điện, đục, búa, cờ-lê để khoan phá chốt tay seal, lấy hàng xong đóng con chốt mới vào như cũ nên rất ít khi bị phát hiện tại cảng đi. Bọn chúng khai đã làm giả giấy phép lái xe FC, giấy CMND, lý lịch giả để xin vào các công ty vận tải container làm việc. Theo lời khai của các lái xe rởm trong vụ trên, đa số chúng mua CMND của các hiệu cầm đồ (do một số người đến đặt CMND, cầm đồ, sau đó bỏ lại), thay ảnh của mình vào, rồi đặt các đối tượng ngoài xã hội làm giả bộ hồ sơ lái xe theo tên của người trong CMND đó với giá từ 2 đến 5 triệu đồng. Sau khi được nhận vào làm việc, chỉ một hai chuyến vận chuyển đầu tiên, chúng làm ăn nghiêm túc, sau đó các tài xế rởm sẽ biến mất cùng container hàng hóa hoặc rút ruột container theo thủ thuật trên.

Hàng loạt “hung thần đường dài” sa lưới

Mở rộng điều tra, cục Cảnh sát Hình sự còn làm rõ các đối tượng khác là Nguyễn Mạnh Hòa, SN 1986, trú ở Kim Anh, Kim Thành, Hải Dương (giả danh là Nguyễn Văn Nhàn lái xe cho anh Trần Đình Biên); Trần Văn Quyết, SN 1988, cùng thôn với Hòa (giả danh là Nguyễn Văn Mạnh); Nguyễn Xuân Hưng, SN 1985, cùng trú tại Kim Thành, Hải Dương. Các đối tượng lái xe rởm trên, sau khi gây án, chúng trốn luôn và ẩn náu tại các khu công nghiệp đông đúc ở Bình Dương khiến việc truy bắt gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, lực lượng chức năng đã làm rõ 4 đối tượng có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là Lê Hồng Phong, SN 1989; Phạm Văn Đương, SN 1986; Bùi Đức Trường, SN 1973 và  Nguyễn Đình Tuân, SN 1988.

LỜI KHUYÊN CHO DOANH NGHIỆP

Theo kiến nghị của cơ quan công an, để đối phó với nạn trộm cắp hàng container cần những động thái trước tiên từ phía DN. Các DN nên tự hàn bản lề thùng container và đánh dấu ký hiệu riêng để có thể phát hiện khi mất hàng nhanh hơn để kịp báo cho cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, các cảng cũng cần bổ sung thêm các dịch vụ cân trọng lượng container khi thông quan để theo dõi và đề phòng mất cắp. Ngoài ra, DN cũng cần lưu ý việc thuê ngoài vận chuyển container của các DN không tự trang bị xe đầu kéo cũng tạo điều kiện cho tài xế, lơ xe dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp.


Để chắc chắn hơn, thay vì sử dụng kẹp chì niêm phong không có số thứ tự, tên công ty rất dễ bị tráo đổi thì doanh nghiệp nên sử dụng các loại seal niêm phong có thể in thông tin doanh nghiệp và series lên đó. Tham khảo thêm 2 loại seal phù hợp là seal cáp kim loạiseal cối container.

Nguồn bài viết: nguoiduatin.vn



Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!